Lựa chọn đồ dùng đồ chơi mầm non phù hợp cho các bé
Lựa chọn đồ dùng đồ chơi mầm non phù hợp không những giúp trẻ thêm hứng thú hơn khi chơi mà còn góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ, giúp kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bé, đồng thời cũng chọn được những món đồ chơi phù hợp với tính cách, sở thích ở từng lứa tuổi của trẻ.
Lựa chọn đồ dùng đồ chơi mầm non theo lứa tuổi
Với các bé dưới 4 tháng tuổi: bạn nên mua cho bé những món đồ chơi mầm non có tác dụng thiên về việc phát triển thị giác, thính giác và các động tác của cơ bàn tay. Nên chọn những món đồ chơi to, màu sắc sặc sỡ, có âm thanh phát ra.
Bé từ 5-29 tháng tuổi: lúc này bé có thể giơ tay lên để cầm nắm đồ chơi, nên chọn cho bé những món dễ cầm nắm, phát quang, phát ra âm thanh và dễ lay động được như chiếc đàn…
Bé từ 11-18 tháng: giai đoạn này bé đã biết đi nên mua cho bé những món đồ chơi phát ra âm thanh, những thứ có thể chuyển động được như xe tập đi, xe đẩy, xe kéo dành cho trẻ nhỏ, giúp trẻ có thêm hứng thú rèn luyện kỹ năng đi.
Bé từ 18 tháng đến 3 tuổi: bây giờ thể lực và trí tuệ của bé đã phát triển tốt hơn, bé biết bắt chước và tập làm theo những động tác của người lớn, tư duy của bé mang tính trực quan hình tượng. Nên mua cho bé những đồ chơi có tính chất mô phỏng trong cuộc sống như đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ.
Bé từ 4-5 tuổi: bé đã lớn, không còn hứng thú với những món đồ chơi có động cơ mà thích chơi những món có họa tiết đơn giản. Chẳng hạn: búp bê cử động được chân tay mắt, quần áo phải cởi ra được.
Bé từ 5-6 tuổi: nên chọn những món đồ chơi phát huy trí thông minh của bé: đất sét, đồ chơi xếp hình, tranh động vật, trò chơi điện tử.
Lựa chọn đồ chơi theo tính cách của bé
Đối với bé hiếu động
Nên chọn những món ở trạng thái tĩnh để sửa thói quen quá hiếu động của bé. Có thể chọn đồ chơi xếp hình, đất nặn để định hướng sự chú ý của trẻ vào tay và não để tháo, lắp ghép hình, dần dần khắc phục được thói quen hiếu động của trẻ.
Đối với những bé có tính nhút nhát, trầm ngâm.
Nên chọn đồ chơi ở trạng thái động cho bé có tính nhút nhát, trầm ngâm như ô tô, máy bay, xe tăng để giúp bé hoạt bát và nhanh nhẹn hơn.
Đối với những bé hấp tấp, vội vàng
Chọn đồ chơi mang tính chế tác để sửa tính khí nóng vội của trẻ. Nên cho bé chơi một số đồ chơi tự tạo bằng giấy, gỗ, vải để bé tự tay làm các loại đồ chơi, từ từ luyện cho bé tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và không nóng vội.
Xem thêm các sản phẩm mới nhất tại đồ chơi Vân Anh
Thang leo vận động đa năng
Bập bênh long thuyền 6 ghế
Cầu trượt sắn 2 sàn mặt nạ thỏ CT-002
Xích đu thuyền rồng mẫu mới 2024
Vách leo núi chất liệu nhựa LLDPE cao cấp
Cầu trượt máng xoắn mới nhất