Một số bài học kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non

Đánh giá bài viết

Các bài học về giao tiếp, chăm sóc bản thân, giải quyết vấn đề, thể hiện quan điểm cá nhân… được vận dụng sáng tạo sẽ tạo hứng thú học tập cho trẻ.

Theo Tổ chức Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Còn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, kỹ năng sống mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp, được vận dụng trong nhiều tình huống hằng ngày để tương tác, giải quyết vấn đề của cuộc sống.

Các bài học kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non

Các bài học về giao tiếp, chăm sóc bản thân, giải quyết vấn đề, thể hiện quan điểm cá nhân… được vận dụng sáng tạo sẽ tạo hứng thú học tập cho trẻ.

Theo Tổ chức Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Còn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, kỹ năng sống mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp, được vận dụng trong nhiều tình huống hằng ngày để tương tác, giải quyết vấn đề của cuộc sống.

Chăm sóc bản thân

“Tự chăm sóc bản thân là một trong những kỹ năng giúp trẻ hình thành tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Điều này bao gồm thực hiện các nhu cầu cá nhân và vệ sinh cơ bản hàng ngày của trẻ như mặc quần áo, tự ăn, tự đánh răng, đi vệ sinh và chăm sóc đồ dùng cá nhân của họ. Các kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho phép trẻ phát triển khả năng sắp xếp các công việc và đồ đạc khi trẻ luyện tập khả năng kiểm soát và phối hợp thể chất để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với sự phát triển của trẻ”, cô Alpha Butil, Trưởng khối Mầm non Trường Quốc tế Saigon Pearl, chia sẻ.

Giải quyết vấn đề

Cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn mà mỗi cá nhân sẽ đối diện trong suốt cuộc đời, tùy theo từng giai đoạn. Trẻ mầm non cũng có những khó khăn riêng như làm bài tập, học ngôn ngữ, ho, sốt…

Cha mẹ cần dành thời gian ngồi với con và trò chuyện có chất lượng để các con cùng xử lý với cha mẹ, cùng giải quyết vấn đề bằng cách khám phá nhiều giải pháp khác nhau. Cách tiếp cận này giúp trẻ phát triển tính độc lập. Về mặt phát triển nhận thức bản thân, cha mẹ mang lại tác động to lớn bằng cách mô hình hóa sự tự nhận thức tích cực. Nếu cha mẹ thường xuyên chỉ ra cách cha mẹ quản lý những căng thẳng và vấn đề của bản thân một cách bình tĩnh và sáng tạo, đồng thời chia sẻ với con về quá trình suy nghĩ của chính mình thì trẻ có thể thể hiện và điều chỉnh cảm xúc của chính mình theo những cách sáng tạo.

Giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp tập hợp những quy tắc, cách ứng xử, phản hồi… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có mối quan hệ rộng rãi, dễ dàng thăng tiến.

Để bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho trẻ, phụ huynh nên học cách lắng nghe con, thể hiện tình yêu thương trọn vẹn đồng thời dạy con thái độ tôn trọng người khác, cũng như sử dụng ngôn từ chuẩn mực, thân thiện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thiết bị sân chơi mầm non TMA