Một số căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ mầm non khi đi học

Đánh giá bài viết

Bệnh về da – bệnh trẻ thường gặp nhất

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ mầm non vẫn chưa được hoàn thiện. Đây là độ tuổi mà bệnh truyền nhiễm thường dễ “nhắm” đến.

Điều kiện đi học cả ngày, ăn bán trú, các bé thường ăn uống, ngủ trưa cùng nhau, chơi cùng nhau với đồ vật để chung, hoặc côn trùng cắn – nên các bệnh ngoài da là bệnh ở trẻ em mầm non thường xuyên mắc và dễ lây lan nhất.

Sốt virus

Một số loại virus ái tính đường hô hấp, tiêu hóa, như virus thủy đậu, viêm não Nhật Bản, sởi, enterovirus,… thường tấn công gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ – đối tượng có miễn dịch non yếu, cơ thể chưa hoàn thiện, chưa có khả năng kháng bệnh.

Virus có thể gây sốt cao đột ngột đến 39 – 40 độ C hoặc cao hơn. Trong giai đoạn sốt, các bé rất mệt mỏi, mắt lờ đờ, ít đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, dễ xuất hiện các cơn co giật nguy hiểm.

Viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi

Vào thời điểm giao mùa, các mầm bệnh virus biến đổi phát triển, trẻ dễ bị virus gây viêm hô hấp trên ( viêm mũi họng), viêm phế quản xâm nhập qua lây nhiễm từ việc tiếp xúc dùng chung đồ chơi, đồ dùng, mặt phẳng không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là ở trường mẫu giáo.

Biểu hiện bé bị viêm phế quản gồm: sốt vừa hoặc cao, bỏ ăn, ho có đờm, chảy nước mũi trong, khó thở, đau thắt ngực xương ức.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ bắt đầu đi học là có sự thay đổi môi trường sinh hoạt từ ở nhà sang ở trường, trẻ ăn uống tại lớp với giờ giấc và thực đơn có thể sai khác với ở nhà. Đó là một yếu tố khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện thường thấy như: nôn ói nhiều lần, nổi phát ban trên người, bị viêm hạch, mắt đau nhức, sốt. Do đó, nếu phát hiện con có biểu hiện hoặc được chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa do virus, bố mẹ cần cách ly bé ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thiết bị sân chơi mầm non TMA